Làm thế nào để xây dựng nền tảng cho nhà máy thông minh?

Nhà máy thông minh là bước ngoặt đánh dấu sự phát triển của ngành sản xuất trong thời đại công nghiệp 4.0. Tuy nhiên, việc chuyển đổi số vẫn là thách thức cho nhiều doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần phải xây dựng nền tảng để vận hành nhà máy thông minh một cách hiệu quả nhất và đem lại giá trị cao nhất.


  1. Vì sao nên chuyển đổi sang nhà máy thông minh?

Nhà máy thông minh là đặc trưng của thời kỳ chuyển số sản xuất. Mô hình này tích hợp các công nghệ số, hệ thống quản lý và cập nhật thông tin theo thời gian thực, tự động hóa sản xuất, các tiến bộ công nghệ như trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT) hay dữ liệu lớn (Big Data). 



Chuyển đổi từ mô hình nhà máy truyền thống sang nhà máy thông minh là một chiến lược cần có tầm nhìn rộng và quy mô lớn. Bắt tay vào quá trình chuyển đổi số, các nhà sản xuất phải đối mặt với các thử thách như thay đổi phương thức sản xuất, phương pháp bán hàng hay quản lý chuỗi cung ứng để có thể tối ưu hóa các hoạt động tại nhà máy. Tuy nhiên, khi đã xây dựng được nền tảng, vận hành nhà máy thông minh sẽ đem lại giá trị lớn cho doanh nghiệp.


Ở giai đoạn này, các hệ thống và công nghệ cần thiết cho nhà máy thông minh đang nằm trong tầm tay của các nhà sản xuất ở mọi quy mô trong mọi ngành công nghiệp. Công nghệ 4.0 cho phép các nhà sản xuất đạt được nhiều lợi thế kinh doanh, như việc làm được nhiều hơn với ít nhân lực hơn, giảm những lãng phí không cần thiết và tăng cường chuỗi giá trị.


  1. Làm thế nào để xây dựng nền tảng cho nhà máy thông minh?

  1. Hiểu rõ tình hình kinh doanh hiện tại

Tạo lập báo cáo về tình hình hiện tại của doanh nghiệp là bước đầu tiên để nhận định cơ hội chuyển đổi. Doanh nghiệp nên bắt đầu thu thập dữ liệu và các chỉ số đo lường từ các thiết bị trong phân xưởng. Các nhà sản xuất nên tìm câu trả lời cho một loạt câu hỏi, như: 

  • Mô hình sản xuất hiện tại của nhà máy là gì? 

  • Nhà máy đang vận hành loại máy móc nào? 

  • Hệ thống đang sản sinh loại dữ liệu nào? 

  • Chuỗi cung ứng như thế nào? 

  • Các đối tác đang ứng dụng hệ thống công nghệ nào? 

  • Những rủi ro chính là gì và chúng được quản lý như thế nào?


  1. Xác định lộ trình

Chuyển đổi số là một quá trình dài, có thể tốn rất nhiều năm. Đây là chiến lược lớn, đòi hỏi các nhà quản lý, lãnh đạo cần có tầm nhìn rộng. Doanh nghiệp cần xác định được lộ trình chi tiết, đi từ mô hình nhà máy hiện tại sang nhà máy thông minh cần có khung thời gian và hành động rõ ràng. Điều này giúp các nhà lãnh đạo chia sẻ tầm nhìn và giữ cho doanh nghiệp đi đúng hướng.


Để tạo ra một lộ trình chuyển đổi hiệu quả, doanh nghiệp cần phải có những quyết định sáng suốt. Ví dụ, hardware và firmware của IIoT mà doanh nghiệp đang cần? Nền tảng đám mây và các ứng dụng tùy chỉnh nào phù hợp cho doanh nghiệp? Điều quan trọng mà doanh nghiệp cần lưu ý là cần xây dựng cơ sở hạ tầng IIoT có thể thích nghi tốt trong tương lai - có thể mở rộng cho nhiều chức năng trong khi vẫn đảm bảo chi phí và độ an toàn. 


  1. Chuẩn bị dữ liệu

Khi đã nắm rõ tình hình kinh doanh và lộ trình cho việc xây dựng nhà máy thông minh, doanh nghiệp cần bắt đầu chuẩn bị dữ liệu và các ứng dụng cho việc chuyển đổi sang hình thái đa nền tảng và kiến trúc dữ liệu. 


Kiến trúc dữ liệu là bộ khung giúp cơ sở hạ tầng CNTT hỗ trợ chiến lược dữ liệu. Mục tiêu của nó là để cơ sở hạ tầng doanh nghiệp nhận thức được cách mà dữ liệu được thu thập, chuyển đổi, lưu trữ, truy vấn, bảo mật, và trở thành nền tảng cho bất kỳ một chiến lược dữ liệu nào. 


Doanh nghiệp cần phải đảm bảo rằng kiến trúc dữ liệu hỗ trợ cho việc triển khai các ứng dụng mới và chi phí cho lưu lượng vào/ra được giảm đến mức tối thiểu, đồng thời tối đa hiệu suất và tính khả dụng. Đây cũng là giai đoạn triển khai việc chuyển đổi cơ sở dữ liệu và di chuyển kho dữ liệu. 

Đọc thêm: Vai trò của kiến trúc sư tích hợp trong quản lý dữ liệu doanh nghiệp


Kết

Nhà máy thông minh là giải pháp cho các doanh nghiệp chuyển mình trong thời kỳ chuyển đổi số. Doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức, và đây là một chiến lược lớn, các nhà sản xuất cần phải từng bước xây dựng nền tảng cho việc chuyển đổi. Tuy nhiên, áp dụng thành công mô hình nhà máy thông minh sẽ là một bước tiến lớn, tạo ra những giá trị đáng kể cho không chỉ các doanh nghiệp mà còn cho cả chuỗi cung ứng toàn cầu.