Chuyển đổi số sản xuất thông qua 4 trụ cột của nhà máy thông minh

Chuyển đổi số sản xuất là một xu thế tất yếu của nền kinh tế số nhằm đẩy nhanh tốc độ gia nhập vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong đó, nhà máy thông minh được coi là mô hình sản xuất toàn diện, phát triển dựa trên 4 trụ cột: tài sản, dữ liệu, quy trình và con người. 

Chuyển đổi số sản xuất với mô hình nhà máy thông minh

Chuyển sối số sản xuất đang dần thay đổi cách thức hoạt động và làm việc của các công ty trong đó công nghệ và dữ liệu đóng vai trò cốt lõi. Giờ đây, các dữ liệu không còn được cập nhập thủ công bằng cách nhập liệu. Với nhà máy thông minh, các dây chuyền sản xuất tự động hóa đã được lắp đặt, chúng thường được gắn cảm biến để tự động cập nhập dữ liệu, kết nối trong IoT, sử dụng AI. Big Data xử lý khối lượng thông tin khổng lồ và đưa ra kết quả chính xác và góc nhìn chi tiết dựa trên thời gian thực. 

Nhà máy thông minh sẽ kết hợp sức mạnh của công nghệ vận hành và công nghệ quản lý với hội tụ OT/IT, tăng khả năng làm việc của con người và máy móc, tối đa năng suất và quản trị chính xác. 

Sức mạnh của 4 trụ cột trong nhà máy thông minh 

Nhà máy thông minh trong nền Công nghiệp 4.0 là kỷ nguyên của sự kết nối và số hóa. Để kết hợp điều này hiệu quả, các nhà quản trị cần thiết lập một giải pháp vận hành doanh nghiệp tiêu chuẩn, xem xét dựa trên 4 khía cạnh cốt lõi: tài sản, dữ liệu, quy trình và con người

Assets - Tài sản hạ tầng

Tài sản hạ tầng đề cập tới khả năng kết nối và thu thập dữ liệu từ các máy và hệ thống sản xuất, quy tụ trên cùng một nền tảng. Lãnh đạo cần làm việc với bộ phận công nghệ thông tin (IT) và nhóm vận hành tại hiện trường sản xuất để tận dụng tối đa cơ sở hạ tầng. Các thiết bị thông minh cung cấp thông tin chi tiết của máy móc và dây chuyền, thời gian hoạt động và thời gian dừng nghỉ. Hệ thống sẽ thu thập những dữ liệu này này, cho phép người quản lý theo dõi hoạt động của mọi máy.

Data - Dữ liệu

Dữ liệu là trọng tâm phát triển của sản xuất thông minh, các doanh nghiệp hiện nay đều đang nỗ lực tập hợp dữ liệu, phân tích và sử dụng chúng để đưa ra những quyết định chính xác. Nhà máy thông minh tích hợp các công nghệ hiện đại để xử lý hoàn hảo cả những dữ liệu phi cấu trúc (chiếm 80% dữ liệu trong doanh nghiệp). Thời gian chết (Downtime) được giảm thiểu đáng kể nhờ việc thu thập dữ liệu tự động của các máy dựa trên thời gian thực, đưa ra những dự đoán bảo trì máy hay phân tích để đưa ra nguyên nhân sâu xa của vấn đề để con người đưa ra những giải pháp triệt để. 

Process - Quy trình 

Điều này liên quan đến việc kết nối các điểm trong một nhà máy để cung cấp thông tin phù hợp đến với đúng người. Hệ thống quy trình sản xuất cập nhập trên thời gian thực thúc đẩy việc báo cáo đơn giản và cải tiến liên tục. Quy trình nên được xây dựng đơn giản, an toàn để người vận hành và các bộ phận khác có thể hiểu và thực hiện hàng ngày. 

People - Con người 

Khả năng kết nối dữ liệu trong tầng nhà xưởng (Shop Floor) và tầng quản trị (Top Floor) là một trong những khía cạnh quan trọng nhất của nhà máy thông minh, giúp họ nhận thức rõ hơn về hiệu suất làm việc của mình. Các chỉ số về hiệu suất sẽ cho phép các nhân viên ở các chuyên môn khác nhau: người vận hành, nhân viên bảo trì, kỹ sư, quản trị chất lượng, người lên lịch sản xuất, nhân viên quản lý nguyên vật liệu, … ý thức rõ ràng hơn về hành động của mình tới xuất lượng sản xuất. 

Đọc thêm: Những yêu cầu đối với một nhà máy thông minh

4 trụ cột của nhà máy thông minh là tiêu chuẩn để doanh nghiệp phát triển mô hình sản xuất này trong tương lai và nhanh chóng hiện thực hóa ý tưởng chuyển đổi số sản xuất, chạy đua với sự thay đổi của nền kinh tế sản xuất toàn cầu.