Microfactory khác gì nhà máy truyền thống?

Microfactory là khái niệm nhà máy thông minh có quy mô vừa và nhỏ, có tính tự động hóa cao và được ứng dụng những công nghệ tiên tiến vào sản xuất. Microfactory được coi là tương lai của ngành sản xuất, với những ưu điểm nổi trội so với mô hình nhà máy truyền thống.


  1. So sánh tổng quan mô hình nhà máy truyền thống và microfactory

  1. Nhà máy truyền thống

Nhá máy truyền thống được xây dựng và vận hành với mục tiêu cắt giảm chi phí nhưng vẫn tạo ra giá trị kinh tế cao nhờ vào sản xuất hàng loạt tập trung tại một nhà máy lớn. Loại hình sản xuất này có thể cho ra những thành phẩm với chi phí cực kỳ thấp. 


Mô hình nhà máy truyền thống đòi hỏi số lượng lớn nhân công có tay nghề cao và kỹ năng tốt. Các doanh nghiệp tập trung đầu tư cơ sở vật chất, tạo môi trường lao động an toàn, từ đó nâng cao năng suất, đi kèm với gia tăng số lượng sản phẩm tạo thành. Điều này càng mang lại lợi nhuận lớn cho các nhà sản xuất.


  1. Microfactory

Microfactory là quan niệm đi ngược với mô hình sản xuất nêu trên. Thay vì một nhà máy lớn, microfactory được thiết lập ở nhiều nơi với quy mô vừa và nhỏ. Điểm nổi trội của mô hình này là sự tinh gọn, tự động hóa và linh hoạt dựa vào việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến, tạo hình thái nhà máy thông minh. 


Microfactory được đặt gần khách hàng, có thể hoạt động như các cửa hàng bán lẻ, hoặc mở rộng quy mô sản xuất hàng loạt nếu cần thiết. Việc xây dựng các microfactory giúp doanh nghiệp dễ dàng nắm bắt thị trường và tâm lý khách hàng, từ đó có khả năng tùy chỉnh sản phẩm theo các yêu cầu cá nhân. Các công nghệ tiên tiến giúp quy trình sản xuất được tinh gọn, tốn ít nhân công hơn nhưng vẫn tạo ra được các sản phẩm đạt chất lượng tốt. 


  1. So sánh phương thức phân phối sản phẩm 

  1. Nhà máy truyền thống

Mô hình nhà máy truyền thống có quy trình phân phối sản phẩm phức tạp hơn microfactory. Sản xuất hàng loạt lại đòi hỏi một mạng lưới phân phối rộng khắp để có thể giao đến tay khách hàng. 

Ở mô hình nhà máy truyền thống, các doanh nghiệp không chỉ đầu tư cho vận hành sản xuất, mà còn cần thiết lập một quy trình nhập/xuất kho và quy trình giao hàng đạt chuẩn. Với việc sản xuất hàng loạt tại một nhà máy, doanh nghiệp cần một mạng lưới đủ rộng và đủ lớn để có thể phân phối lượng hàng hóa khổng lồ. Lượng hàng hóa từ nhà máy cần được phân phối qua các khâu như các đơn vị lưu trữ, nhà bán buôn, bán lẻ để có thể đến tay khách hàng. Điều này cũng đòi hỏi doanh nghiệp phải tính toán cẩn thận, dự trù một thị trường đủ lớn để tiêu thụ sản phẩm.

  1. Microfactory

Khác với mô hình truyền thống, hàng hóa được sản xuất với số lượng lớn và phân phối qua nhiều kênh, microfactory chỉ sản xuất sau khi nhận đơn đặt hàng. Đó là điểm khác biệt, cũng là chiến lược nổi bật của microfactory, giúp doanh nghiệp hạn chế hàng tồn kho, đồng thời tạo ra sức hút từ thị trường. 


Microfactory có thể cắt giảm quy trình phân phối nhờ vào việc thiết lập các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ ở gần với khách hàng. Mô hình này hoạt động như một cửa hàng bán lẻ - khâu phân phối cuối cùng trước khi sản phẩm đến tay khách hàng. Thay vì phải qua rất nhiều những đơn vị khác, hàng hóa từ microfactory có thể được giao đến khách hàng ngay sau khi sản xuất. 

Đọc thêm; Xua tan 4 lầm tưởng về nhà máy thông minh


  1. So sánh thiết kế tiêu chuẩn và thiết kế tùy chỉnh

    1. Thiết kế tiêu chuẩn

Với mô hình nhà máy truyền thống, các sản phẩm được sản xuất hàng loạt dựa trên cùng một thiết kế tiêu chuẩn chung. Điều này giúp tạo ra số lượng lớn thành phẩm với chi phí thấp. Tuy nhiên, mô hình này không linh hoạt trong việc điều chỉnh thiết kế hoặc sẽ mất một khoản chi phí lớn trong việc thay đổi, bao gồm cả thiết kế chi tiết và những thiết bị, máy móc trong dây chuyền sản xuất. Việc này khiến doanh nghiệp khó đáp ứng nhu cầu thay đổi đột ngột của khách hàng, hoặc gặp khó khăn trong việc chuyển đổi theo nhu cầu thị trường.


  1. Thiết kế tùy chỉnh

Microfactory là mô hình tinh gọn và linh hoạt hơn. Với quy mô vừa và nhỏ, microfactory không sản xuất hàng loạt với lượng hàng hóa lớn, mà tập trung vào những lô hàng nhỏ, được tùy chỉnh theo yêu cầu của khách hàng. Doanh nghiệp có thể sản xuất những sản phẩm có thông số khác nhau mà không cần phải bỏ ra quá nhiều chi phí thay đổi. Việc cá nhân hóa sản phẩm giúp doanh nghiệp thu hút thị trường, đồng thời nâng cao giá trị sản phẩm. Điều này cũng mang lại lợi nhuận lớn cho các nhà sản xuất. Bên cạnh đó, việc xác nhận đơn hàng rồi mới tiến hành sản xuất, sau đó bán lại cho khách hàng đã đặt giúp doanh nghiệp bảo đảm đầu ra, cũng như bảo đảm thiết kế sản phẩm cho người mua hàng. 


  1. Ví dụ trực quan

Đây là bảng so sánh giữa sản xuất truyền thống và microfactory thông qua ví dụ về một trường hợp kinh doanh giả định sản xuất 250.000 ô tô mỗi năm. 

Yếu tố so sánh

Sản xuất truyền thống

Microfactory

Chi phí vốn

Cao

Trung bình

Chi phí hệ thống phân phối vào sản phẩm

Chiếm 25-40% giá bán của ô tô

Chiếm 5-10% giá bán của ô tô

Lợi nhuận

Chiếm 3-5% giá bán của ô tô

Chiếm 20-25% giá bán của ô tô

Mức độ rủi ro

Cao

Trung bình

Tùy chỉnh theo yêu cầu khách hàng

Khó thực hiện

Dễ thực hiện

Ảnh hưởng bởi môi trường

Cao

Thấp

Tương thích với

Thị trường đã phát triển

Thị trường mới nổi

Sản lượng hòa vốn

Cao

Thấp hơn

Thời gian phân phối sản phẩm

Dài

Ngắn hơn



Kết

Microfactory là mô hình nhà máy có nhiều ưu điểm nổi bật, là giải pháp cho ngành sản xuất trong tương lai. Loại hình sản xuất này được kỳ vọng sẽ giải quyết những vấn đề về thiếu hụt nguồn nhân lực trình độ cao hoặc nhu cầu “cá nhân hóa” của người tiêu dùng trong thời gian sắp tới. Ứng dụng công nghệ cao, xây dựng nhà máy thông minh là cách giúp doanh nghiệp bắt kịp với xu hướng thời đại.