Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư mở ra sự phát triển bùng nổ của các công nghệ tiên tiến. Trong thời đại này, chuyển đổi số là ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp sản xuất. Các tiến bộ công nghệ như Trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT) hay Dữ liệu lớn (Big Data) đang có tác động lớn đến quy trình sản xuất và trải nghiệm khách hàng. Chuyển đổi sang mô hình nhà máy thông minh là giải pháp giúp các doanh nghiệp cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường.
Việc toàn bộ các hệ thống quản lý và vận hành sản xuất được kết nối với nhau sẽ tạo nên một bộ cơ sở dữ liệu lớn, đòi hỏi doanh nghiệp phải có chiến lược hoặc chủ động trong việc quản lý dữ liệu và đưa ra những kế hoạch nâng cấp, cải tiến kịp thời. Kiến trúc sư tích hợp, hay còn gọi là kiến trúc sư doanh nghiệp là người hỗ trợ doanh nghiệp quản lý dữ liệu và lập chiến lược kinh doanh dựa trên việc thấu hiểu chính xác hệ thống nhà máy đang vận hành.
Định nghĩa kiến trúc sư tích hợp (Integration Architect)
Kiến trúc dữ liệu doanh nghiệp (Enterprise Data Architecture) là một khái niệm trừu tượng, đề cập đến chất lượng dữ liệu, khả năng tích hợp, độ tin cậy, khả năng truy cập và báo cáo. Trên thực tế, kiến trúc dữ liệu liên kết với chiếc lược kinh doanh và quản lý dữ liệu tổng thể.
Kiến trúc sư tích hợp, hay còn gọi là kiến trúc sư doanh nghiệp, đóng vai trò quan trọng trong việc xác định các quy tắc CNTT để kích hoạt và chi phối kiến trúc dữ liệu doanh nghiệp, chính sách, nguyên tắc kinh doanh, tiêu chuẩn chất lượng, báo cáo tổng quan,... Về cơ bản, mọi thứ đều xoay quanh dữ liệu doanh nghiệp, từ việc tạo lập, quản lý, thu thập hay trao đổi dữ liệu. Tuy nhiên, không có bản thiết kế chung, hầu hết đều được tùy biến cho mô hình mỗi doanh nghiệp. Vai trò của kiến trúc sư tích hợp là điều chỉnh và đưa ra chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp.
Kiến trúc sư doanh nghiệp, về bản chất, có khả năng mường tượng và dự đoán. Họ thúc đẩy thiết kế và hình thành ý tưởng các quy tắc kinh doanh có liên quan đến quản lý dữ liệu. Điều này bao gồm sự cộng tác của con người, cách dữ liệu được truyền qua các nhóm và chức năng, cụ thể hơn là giữa những nguồn dữ liệu khác nhau, hệ thống chính và phụ. Từ đó, đảm bảo sự tối ưu đầu vào dữ liệu cũng như tối ưu phân tích báo cáo để giảm thiểu sự trùng lặp, sai lệch, đồng thời tối đa khả năng mở rộng và khả năng phục hồi.
Kiến trúc sư tích hợp đóng góp như thế nào vào quản lý dữ liệu doanh nghiệp?
Kiến trúc dữ liệu doanh nghiệp
Kiến trúc dữ liệu liên kết tính logic và vật lý của cấu trúc dữ liệu, tài nguyên và mô hình. Nó bao gồm các nền tảng và mô hình dữ liệu, giao diện, cơ chế trích xuất - chuyển đổi - tải dữ liệu, giải pháp sao lưu và phục hồi dữ liệu, … và cơ sở hạ tầng hỗ trợ các quy trình dữ liệu liên quan.
Các yếu tố chính của kiến trúc dữ liệu bao gồm cấu trúc dữ liệu, dữ liệu phi cấu trúc, mô hình dữ liệu, phân tích và khai phá dữ liệu, trình tự dữ liệu, điện toán đám mây và hybrid cloud, máy ảo, hồ dữ liệu (data lake) và kho dữ liệu (data warehouse). Kiến trúc sư phải chọn những yếu tố liên quan khi kết hợp các chiến lược quản lý dữ liệu kinh doanh.
Trung tâm dữ liệu (Data Hub): chia sẻ dữ liệu liền mạch tập trung giữa các nền tảng doanh nghiệp (cách tiếp cận SOA, thay vì tích hợp điểm-điểm).
Hồ dữ liệu (Data Lake): kho lưu trữ ‘dữ liệu thô’, có cấu trúc và không có cấu trúc, cần được xử lý và phân tích để xác định các mẫu và hành vi giá trị gia tăng (thường được sử dụng trong khoa học dữ liệu và học máy).
Kho dữ liệu (Data Warehouse): kho lưu trữ trung tâm của dữ liệu có cấu trúc từ nhiều nguồn trong toàn doanh nghiệp; dữ liệu được thu thập và phân tích dựa trên các mẫu phân tích đã cho (phân tích kinh doanh)
Đọc thêm: Liệu AI có khả năng kích hoạt nhà máy thông minh và hiện thực hóa tầm nhìn công nghiệp 4.0?
Quản trị dữ liệu doanh nghiệp
Quản trị dữ liệu là một phần của quản lý dữ liệu, chủ yếu quan tâm đến các dữ liệu có cấu trúc và các mẫu dữ liệu có thể lặp lại, liên quan đến quy trình kinh doanh, kiểm soát kho dữ liệu.
Kiến trúc sư tích hợp là nhân tố quan trọng và là chỉ huy nhóm kỹ thuật trong việc cung cấp khả năng quản trị dữ liệu mạnh mẽ, đảm bảo:
Khả năng mở rộng kinh doanh
Đưa ra tầm nhìn dữ liệu cho doanh nghiệp
Liên kết kinh doanh / CNTT
Phạm vị và quy mô kinh doanh
Tối ưu hóa chi phí tích hợp
Giảm rủi ro kinh doanh và CNTT
Quản lý độ phức tạp
Sự liên kết quy trình và công nghệ thông qua dữ liệu
Đổi mới dựa trên công nghệ
Bản thiết kế toàn cảnh CNTT
Định nghĩa tiêu chuẩn CNTT và quản trị
Khả năng tái sử dụng và tuân thủ dữ liệu
Quyền thiết kế, liên kết thành các triển khai nền tảng như ERP, MES, CRM,...
Kết
Mô hình nhà máy thông minh đang trở thành xu hướng của cuộc CMCN 4.0, việc quản lý và vận hành toàn bộ hệ thống từ tầng quản trị đến sản xuất một cách trơn tru càng trở nên cần thiết. Kiến trúc sư tích hợp có vai trò rất quan trọng trong việc quản lý dữ liệu và lập ra các chiến lược tối ưu sản xuất cho doanh nghiệp. Quản lý dữ liệu một cách thông minh và tận dụng tối đa hiệu quả của hệ thống nhà máy là cách giúp doanh nghiệp phát triển bền vững và lâu dài.